Bến tàu St Kilda được xây thêm khu vực ngắm chim cánh cụt

17 Tháng Sáu, 2019
Tin Tức Du Lịch
Ngắm nhìn những chú chim cánh cụt như trong cổ tích tại Bến tàu St Kilda là một trong những điều thú vị nhất mà bạn có thể làm tại Melbourne.

Loài sinh vật đáng yêu với bộ lông gồm hai màu đen trắng này có mặt tại đây quanh năm. Mỗi khi hoàng hôn buông xuống, chúng đi lang thang trên những tảng đá bên cạnh bến tàu.

Dự thảo 2019 đến 2020, chính quyền bang Victoria sẽ đầu tư một khoản tiền để biến Bến tàu St Kilda thành một khu vực thân thiện nhất có thể đối với chim cánh cụt.

Kế hoạch của chính quyền bang là xây lại hoàn toàn Bến tàu St Kilda. Mục đich bảo tồn công trình cột mốc này cho các thế hệ tương lai. Bến tàu sau khi được xây lại sẽ có khu vực mới để ngắm chim cánh cụt ở bên ngoài bến tàu.

Tại đây sẽ có những dãy ghế, toilet mới và các khu vực dừng chân cho du khách. Đê chắn sóng được xây lại và khu bơi lội được bảo vệ tốt hơn tại Bãi biển St Kilda.

Với kế hoạch này, chính quyền bang đặt mục tiêu bảo vệ chim cánh cụt sống theo bầy đàn. Cũng cung cấp cho khách du lịch không gian ngắm chim cánh cụt đẹp hơn.

Việc xây lại Bến tàu St Kilda dự kiến triển khai vào năm 2020. Việc đứng trên lối đi có lót ván sẽ cho bạn tầm nhìn đẹp hơn. Chắc chắn là bạn không nên đi trên những tảng đá vì sẽ khiến chim cánh cụt làm tổ bên dưới bị hoảng sợ.

Những người tham quan được phép chụp ảnh (không được sử dụng đèn flash). Và tất nhiên du khách phải tuân theo hướng dẫn của các hướng dẫn viên tình nguyện.

Thành phố Melbourne có một địa điểm khiến nhiều du khách thích thú khi được ngắm nhìn loài chim cánh cụt tại cầu tàu St Kilda.

Chim cánh cụt ở St Kilda là có tên là chim cánh cụt nhỏ (Eudyptula minor). Chỉ dài 33 cm, thường xuất hiện ở khu vực Nam bán cầu như Úc và New Zealand.

Chim cánh cụt nhỏ đang nằm trong tình trạng ít được sự quan tâm. Lịch sử ghi nhận sự xuất hiện của loài chim cánh cụt bắt đầu từ năm 1956. Trong quá trình xây dựng hải cảng tại khu vực St Kilda dành cho thế vận hội Olympic. Đê chắn sóng bằng đá tại khu vực này vô tình thành một nơi cư ngụ của nhiều loại động vật hoang dã.

Chỉ 2 năm sau, chim cánh cụt đã được ghi nhận xuất hiện tại đây. Đến năm 1972, chúng được thấy đã làm tổ trong những tảng đá. Đây là minh chứng cho thấy bước ngoặt này trở thành ngôi nhà cho 2 loài động vật cần được bảo tồn: chim cánh cụt nhỏ và rakali (một loài rái cá địa phương).

Ngày nay, có hơn 1.400 cá thể sinh sống tại khu này. Số lượng chim cánh cụt tại đây biến đổi vào một thời kỳ bất kỳ trong suốt một năm. Đáng chú ý, loài chim cánh cụt nhỏ rất nhạy cảm, nhút nhát, tránh xa con người. Nhưng thành phố Melbourne nhộn nhịp này lại thu hút chúng.